Trang dieuphap.com

Trang Thiền Vipassana

Giới thiệu: Bài giảng khóa 5, của khóa tu thiền Tứ Niệm Xứ Pa-Auk, tại chùa Nguyên Thủy, Việt Nam, nhân mùa an cư kiết hạ năm 2008.

Tác giả: Ngài Thiền Sư Viện Chủ Pa-Auk, Thiền Viện Pa-Auk, Myanmar
Giảng sư: Thiền Sư Dhammapàla
Chuyển ngữ và đánh máy: Tu nữ Minh Duyên

[Loudspeaker icon] Download bai giang

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ


 

Làm Cách Nào Để Đoạn Tận Khổ Đau -

Bài 3

 

How to Make An End to Suffering

 

Ng y hôm qua tôi đã giảng Tỷ dụ về con bê hoang. Hôm nay tôi xin giảng mmột tỷ dụ khác, Tỷ Dụ về Con Báo

 

Yesterday I gave you the Simile of A Wild Calf
Today I will explane the another simile, The Simile of A Leopard

Tỷ kheo được ví như một con báo. Cũng giống con báo, vị ấy sống một mình trong rừng và thành tựu mục tiêu của mình bằng cách vượt qua tất cả những gì đối nghịch với mình, ấy là các thú vui.

 

The bhikkhu is comparable to a leopard. Like the leopard he lives alone in the forest and accomplishes his aim by overcoming those contrary to him, namely, the passions.


Một con báo lớn chúa tể loài báo, trốn trong một rừng cỏ hay rừng cây hay bãi đá hoang vu trong rừng để bắt các dã thú trâu rừng, bò rừng, heo, và các dã thú khác v.v...

 

A great king of leopards hidden in the forest in grass-bush, jungle-bush or hill-thicket, seizes wild buffalos, elks, pigs and other beasts.

 

Cũng vậy, vị Tỳ kheo dâng trọn bản thân tu tập đề mục thiền trong rừng sẽ đạt được tuần tự Bốn Thánh Đạo và Bốn Thánh Qủa.

In the same way, the bhikkhu devoting himself to the meditation subject gains the Four Noble Paths and Fruitions one after another.


Bởi thế Cổ đức nói:
Như con báo trong rừng
Bắt được các dã thú
Vị đệ tử của Phật
Với trí tuệ, tinh cần
Nhờ ẩn vào rừng sâu
Ðược quả vị cao nhất.

 

 

Therefore the ancient commentators said:
As a leopard lies in ambush and captures beasts,
So does this son of the Awakened One,
The striving man, the man of keen vision,
Having gone into the forest seizes therein
Fruition that truly is supreme.

 

Bởi thế Đức Thế Tôn nói: "..đi vào khu rừng " v.v... là để nêu rõ một trú xứ thích hợp để việc nổ lực hành thiền có kết quả.

 

 

 

And so The Blessed One said ‘goes to the forest’ and so forth to point out the suitable place for fruitful exertion in meditation.

 

Mặc dù lúc này đây qúy vị không ở trong rừng hay nơi một cội cây, và nơi này các hành giả đông đúc, nếu qúy vị có thể phớt lờ sự hiện diện của người khác, dẹp bỏ tất cả mọi việc qua một bên và chỉ hay biết duy nhất vào đề mục thiền của mình, thì nơi này sẽ như tịnh thất với qúy vị.

 

Although you are now neither in the forest nor at the foot of a tree, and the place here is crowded with many meditators, if you are able to ignore the presence of others, put aside all other things and just be aware of your meditation object, this place will be just like a secluded place to you.

 

Thêm nữa, thời thiền tập thể thực sự giúp qúy vị cộng hưởng năng lượng cho nhau và thiền nhanh tiến hơn.

 

Furthermore, group meditation does help you arouse energy and progress faster in meditation.

 

Để Thở Vào Và Thở Ra Một Cách Tỉnh Giác
“Giữ lưng thẳng” có nghĩa là giữ cho cột sống thẳng đứng nhờ các đốt xương sống nối liền nhau thẳng khớp.

 

To Breathe In and Out Mindfully
‘Keeps his body erect’ means to keep the vertebrae in such a position that every segment of the backbone is placed upright and end to end throughout.

 

Thân được giữ thẳng từ phần hông trở lên.

 

 

The body is held straight from the waist upwards.

Đức Phật khuyến cáo tư thế này vì nó là tư thế thích hợp nhất và thỏai mái nhất, và giữ tâm ta an tịnh nhưng tỉnh táo.

 

 

The Buddha recommends this posture because it is the most stable and comfortable posture, and helps to keep your mind calm yet alert.

 

“..an trú chánh niệm vào đề mục thiền của mình..” nghĩa là gì?

 

What does ‘establishes his mindfulness to the object of his meditation’ mean?

 

Nó có nghĩa là trụ tâm mình bằng cách hướng nó vào đề mục thiền.

 

It means to fix the mind by directing it towards the meditation object.

 

Ví dụ như khi đang hành Niệm hơi thở, qúy vị cần thiết lập chánh niệm vào hơi thở.

 

For example, if you are practising anapanasati, you must establish mindfulness towards the breath.

 

Nếu đang hành thiền Tứ đại, qúy vị cần thiết lập chánh niệm vào đề mục tứ đại.

 

If you are practising four-elements meditation, you must establish mindfulness towards the four elements.

 

Qúy vị nên hướng sự chú ý vào đề mục thiền của mình, chứ không phải về gia đình của mình.

:

 

You should direct your attention towards your meditation object, not towards your family.

 

“Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra.” có nghĩa là vị ấy thở vào và thở ra mà không từ bỏ sự chánh niệm hay sự tỉnh giác.

 

‘He breathes in mindfully; he breathes out mindfully,’ means that he breathes in and out without abandoning mindfulness.

 

Chánh niệm rất quan trọng. Ở đây, chánh niệm có nghĩa là nhớ.

 

Mindfulness is very important. Here mindfulness means remembrance.

 

Nếu quý vị không nhớ điều gì hết thì rất tốt. Dù quý vị có hành thiền một mình hay không, tôi nghĩ nếu quý vị nói với nhau về vấn đề gì đó, thì quý vị sẽ bị phóng tâm. Không nhớ điều gì hết rất tốt cho chánh niệm.

 

If you didn't remember any thing. It's very good. Whether you are praticing alone or not alone, I think if you are talking something and talking each other, at that time your mind just wandering. Don't remember any thing is good for mindfulness. ( Ven. DMPL)

 

Nếu duy trì việc nhớ hơi thở quanh lỗ mũi hay trên đỉnh môi trên, sự chánh niệm và định tâm của qúy vị sẽ mạnh lên.

 

If you keep remembering the breath around your nostrils or upper lip, your mindfulness as well as concentration will become stronger and stronger.

 

Khi định tiến bộ, qúy vị sẽ thấy tợ tướng.

 

When concentration improves, you will see a nimitta.

 

Nếu tập trung trên tợ tướng vững cố, qúy vị sẽ đạt hết bốn bậc thiền.

 

If you concentrate on the nimitta firmly, you will attain all the four jhanas.

 

Hơi Thở Dài và Hơi Thở Ngắn
Qúy vị nên tỉnh giác thở vào như thế nào? Qúy vị nên tỉnh giác thở ra như thế nào?

 

The Long Breath and Short Breath
How should you breathe in mindfully? How should you breathe out mindfully?

 

Đức Phật hướng dẫn:
Thở vô dài, vị ấy hiểu rõ: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy hiểu rõ: "Tôi thở ra dài".

 

The Buddha instructed that:
‘When he breathes in long, he understands: ‘I breathe in long.’ When he breathes out long, he understands: ‘I breathe out long.’’

 

Vị ấy hít vào một hơi thở dài qua thời gian diễn tiến dài, vị ấy thở ra một hơi thở dài qua thời gian diễn tiến dài, và vị ấy hít vào và thở ra những hơi thở dài qua thời gian diễn tiến dài.

 

He breathes in a long breath during a long stretch of time, and he breathes out a long breath during a long stretch of time, and he breathes in and out long breaths during long stretches of time.

 

Khi vị ấy hít vào và thở ra từng hơi thở dài, qua thời gian diễn tiến của mỗi hơi thở, sự nhiệt tình (chanda) vốn rất quan trọng trong hành thiền, khởi lên nơi vị ấy.

 

As he breathes in and out long breaths each during a long stretch of time, zeal (chanda), which is very important for meditation, arises in him.

 

Với tâm nhiệt tình, vị ấy hít vào một hơi thở dài thanh tịnh hơn hơi thở trước qua thời gian diễn tiến dài của hơi thở.

 

With zeal he breathes in a long breath finer than the last during a long stretch of time.

 

Với tâm nhiệt tình, vị ấy thở ra một hơi thở dài thanh tịnh hơn hơi thở trước qua thời gian diễn tiến dài của hơi thở.

 

With zeal he breathes out a long breath finer than the last during a long stretch of time.

 

Và với tâm nhiệt tình, vị ấy hít vào và thở ra những hơi thở dài thanh tịnh hơn hơi thở trước qua thời gian diễn tiến dài của hơi thở.

 

And with zeal he breathes in and out long breaths finer than the last, each during a long stretch of time.

 

Khi với tâm nhiệt tình, vị tỷ kheo hít vào và thở ra những hơi thở dài, hơi thở sau nhẹ nhàng hơn hơi thở trước, sự thích thú (hỷ, pīti) sẽ khởi sinh nơi vị ấy.

 

As with zeal the bhikkhu breathes in and out long breaths finer than the last, joy (piti) arises in him.

 

Với tâm hoan hỷ, vị ấy sẽ hít vào hơi thở dài vi tế hơn hơi thở trước qua suốt thời gian diễn tiến của hơi thở.

 

With joy he breathes in a long breath finer than the last during a long stretch of time.

 

Với hỷ, vị ấy sẽ thở ra hơi thở dài thanh tịnh hơn hơi thở trước qua suốt thời gian diễn tiến của hơi thở.

 

With joy he breathes out a long breath finer than the last during a long stretch of time.

 

Và với hỷ, vị ấy sẽ hít vào và thở ra những hơi thở dài, hơi thở sau vi tế hơn hơi thở trước qua suốt thời gian diễn tiến của hơi thở.

 

And with joy he breathes in and out long breaths finer than the last, each during a long stretch of time.

 

Hoan hỷ trong khi hành thiền (pīti) vốn rất quan trọng để có định cao hơn.

 

To have joy (piti) in meditation is very important for higher concentration .

 

Nếu qúy vị chưa từng có hỷ trong khi đang thiền, định của qúy vị không thể cải thiện.

 

If you never have joy while meditating, your concentration cannot improve.

 

Khi nào thì hỷ mới khởi sinh? Khi qúy vị lọai bỏ được trạo cử và phóng tâm, và có thể tập trung trên đối tượng hơi thở vi tế suốt thời gian diễn tiến của mỗi hơi thở dài vi tế, định của qúy vị sẽ cải thiện.

 

When will joy appear? If you have removed agitation and wandering thoughts, and are able to concentrate on the whole long subtle breath completely, your concentration will improve.

 

Khi định dần trở nên sâu hơn, Hỷ (pīti) sẽ khởi sinh trong tâm hành giả.

 

When your concentration deepens, joy will arise in your mind.

 

Và khi vị tỷ kheo hít vào và thở ra những hơi thở dài với hỷ, hơi thở dài sau sẽ vi tế hơn hơi thở dài trước, lúc ấy tâm của vị ấy sẽ tự động rời khỏi hơi thở vào, ra dài mà chuyển sang tợ tướng, và an trú trên đấy với trạng thái xả, ūpekkhā.

 

Then as the bhikkhu breathes in and out with joy long breaths each finer than the last, his mind turns away from the long in-and-out-breathings, but turns to the nimitta and with equanimity (upekkha) stands firm.

 

Tiến trình hành thiền tương tự trong đoạn kinh văn cho hơi thở ngắn, bằng cách chỉ thay “hơi thở dài” bằng “hơi thở ngắn” vì có khi hơi thở là dài, có lúc ngắn. Điều này là tự nhiên thôi.

 

The same meditation procedures hold for the passage for sometimes the breath will be short and sometimes long. This is natural.

 

Thở vô ngắn, vị ấy hiểu rõ: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy hiểu rõ: "Tôi thở ra ngắn".

 

‘When he breathes in short, he understands: “I breathe in short.” When he breathes out short, he understands: “I breathe out short.”’

 

Tôi xin chấm dứt thời pháp tại đây.

 

I would like to stop dhammatalk here.

 

Trở về SongNgu | Trang kế| Trang Thien | dieuphap.com |